Rất nhiều người không biết bị chó cắn nên làm gì, sơ cứu như thế nào để không gây nguy hiểm? Việc sơ cứu ngay tại lúc bị chó cắn rất quan trọng, bạn nên làm ngay những điều sau:
Việc quan trọng trước tiên chính là làm sạch vết thương bị chó cắn. Bạn hãy rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Sử dụng bông và nước để rửa vết thương, rửa một cách nhẹ nhàng chứ không nên chà xát mạnh.
Sử dụng thuốc sát trùng để làm sạch vết bị chó cắn, có thể dùng cồn hoặc nước oxy già. Các loại thuốc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Bạn chỉ cần đổ 1 lượng nhỏ lên vết cắn, hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
Nếu như bạn bị chó cắn vào cánh tay hoặc chân, bạn cần phải giơ cao vùng bị thương lên. Điều này rất quan trọng, khi bị chó cắn sẽ bị chảy máu nhiều, cách này sẽ giúp bạn cầm máu.
Nếu như vết thương vẫn bị chảy máu trong vòng 10-15 phút sau khi chó cắn. Trong lúc rửa vết thương, bạn không nên cầm máu, chỉ cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
Bạn hãy đặt 3 miếng gạc y tế lên trên vết thương, chờ trong vòng 7 phút. Nếu như máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì đặt thêm vài miếng gạc nữa lên trên. Lưu ý là không được gỡ miếng gạc trước đó ra vì sẽ làm cho máu chảy ra nhiều hơn. Đến khi máy ngừng chảy thì băng vết thương lại.
Còn nếu như là vết thương sâu, trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia thì bạn hãy lấy dây thun để buộc xung quanh vết thương. Sau đó bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
Khi bị chó cắn nên làm gì và lúc nào cần phải tiêm vaccine phòng dại? Nếu bạn gặp phải các trường hợp sau thì nên đi tiêm phòng dại:
Với những vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ tại các nơi nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi… thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để cấp cứu, tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời.
Để biết chó có biểu hiện bệnh dại hay không thì bạn hãy theo dõi con vật đó sau khi bị cắn, địa điểm bị cắn có gần vùng đang bị dịch bệnh chó mèo… Bạn cũng cần nhanh chóng đưa người bị chó cắn đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Còn với những trường hợp mà bạn không cần tiêm ngay mà theo dõi sau 15 ngày như sau:
• Vết cắn nhẹ, cắn xa các vùng nguy hiểm, xa trung tâm thần kinh trung ương
• Chó không có biểu hiện của bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo
• Sau khi bị chó cắn, nếu chó khỏe mạnh bình thường thì không cần đi tiêm phòng dại nữa
Mặc dù vậy, khi bị chó cắn cũng không nên xem thường bởi có nhiều tình huống nguy hiểm với sức khỏe của người bị chó cắn. Với trường hợp bị bệnh dại thì sau 1 thời gian dài mới bắt đầu phát bệnh, lúc phát hiện ra thì đã quá muộn.
Những triệu chứng thường thấy của người bị chó cắn và phát bệnh dại gồm: sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, nặng hơn là bị liệt, hôn mê… Cho nên, khi bị chó cắn thì tốt nhất nên đi đến các cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và xử lý nhanh chóng.
Với những vết chó cắn sâu, chảy máu nhiều mà không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Cụ thể như: bệnh dại, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh… Bên cạnh việc tìm hiểu xem bị chó cắn nên làm gì thì bạn cần phải biết sự nguy hiểm khi bị chó căn chảy máu. Cụ thể như:
Đa phần các vết thương bị chó cắn đều có vi khuẩn, chủ yếu là tụ cầu, liên cầu, pasteurella, và capnocytophaga. Đặc biệt là vết cắn ở tay hoặc chân thì có khả năng nhiễm trùng cao hơn. Tình trạng nhiễm trùng cần được phát hiện nhanh để điều trị sớm, nếu không sẽ gây ra nhiễm trùng huyết.
Với vết cắn sâu thì có thể làm tổn thương cơ, dây thần kinh, ảnh hưởng đến những mạch máu dưới da. Dù vết thương trông có vẻ rất nhỏ nhưng vẫn có thể gặp phải tình trạng này. Còn nếu bị chó lớn cắn thì nguy cơ dẫn đến gãy xương là rất cao, nhất là ở bàn chân, chân hoặc bàn tay.
Đây là tình trạng nhiễm virus nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu không sớm điều trị thì có thể dẫn đến tử vong chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh.
Để có thể phòng tránh bệnh dại cho cả chính mình và thú cưng, bạn nên lưu ý đến một số điều như sau:
Còn nếu thú cưng bị một vật nuôi khác cắn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y, giữ trẻ em và người khác tránh xa thú cưng đến khi bác sĩ thú ý kiểm tra xong. Bạn cũng nên yêu cầu chủ sở hữu vật nuôi kia cung cấp bằng chứng tiêm phòng bệnh dại.
Trong trường hợp vật nuôi kia chưa tiêm vaccine bệnh dại, bạn hãy báo cáo lại và đảm bảo cả 2 con vật được cách ly thích hợp.
Chó cắn gây chảy máu có thể gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị ngay, không nên chủ quan sau khi bị chó cắn.
Hy vọng bạn đã biết bị chó cắn nên làm gì qua những thông tin trên. Hãy lưu lại để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân mình thật tốt nhé!
Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!
DogCatFamily Team