Cách chăm sóc chó con mới đẻ là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. Phương pháp thực hiện sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của chó mẹ. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin về kiến thức và kinh nghiệm giúp bạn chăm sóc tốt nhất cho cún cưng của mình.
Sau khi ra đời, việc chú chó con cần nhất là không gian sống với điều kiện phù hợp. Lý do là bởi khi rời khỏi bụng mẹ, các chú cún sẽ phải tiếp xúc với các yếu tố thay đổi từ môi trường như: Độ ẩm, nhiệt độ và các nguồn dinh dưỡng. Vì thế việc chọn lựa và tìm kiếm không gian sống phù hợp nhất là điều cần làm ngay.
Chuẩn bị chỗ ở phù hợp cho chó con là điều cần làm
Thông thường sau khi sinh con chó mẹ sẽ đưa con mình tới nơi ổ có sự ấm áp, tránh xa ánh nắng mặt trời. Trường hợp chó mẹ còn yếu, bạn cần chủ động sắp xếp và bố trí khu vực ấm áp, kín gió, trang bị thêm đèn sưởi nếu như thời tiết lạnh.
Gợi ý để giúp bạn tạo ổ ấm cho đàn chó con là: Sử dụng bìa cát tông có diện tích đủ lớn, trải thêm giấy hoặc khăn sạch, che chắn để hạn chế mưa gió hắt vào khu vực các chú chó nằm.
Ngoài ra bạn đừng quên lưu ý tới vấn đề thân nhiệt của chú chó sau sinh nhé. Thống kê cho thấy có tới 50% tỷ lệ các chú cún bị chết yểu sau khi được sinh ra. Do đó khi chọn vị trí làm ổ cho đàn chó bạn nên chú ý các khu vực kín đáo, tránh gió rét.
Dinh dưỡng là vấn đề cực kỳ cần thiết, giúp các chú chó nhanh chóng lớn lên. Điều là vô cùng quan trọng với các bạn cún mới sinh. Theo bác sĩ thú ý, chú chó con khi mới sinh ra cần cho ăn từ 6 đến 8 bữa mỗi ngày. Thông thường sau khoảng từ 2 đến 3 giờ đồng hồ chó con sẽ cần ăn 1 lần.
Bên cạnh đó số lượng thức ăn cần đảm bảo đủ, không nên ăn quá ít hoặc quá nhiều so với sức chứa dạ dày của chó con. Bạn cũng cần lưu ý nếu chó mẹ khỏe mạnh thì việc nuôi chó con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt đối với sự sinh trưởng và phát triển của chó con
Trong thành phần sữa đầu của chó mẹ có chứa rất nhiều kháng thể cần thiết giúp chó con chống chọi lại được với bệnh tật. Chình vì vậy nên ưu tiên cho các chú chó sử dụng sữa mẹ ngay khi được sinh ra. Ngoài ra sữa non cũng là nguồn dinh dưỡng rất tốt đối với sự sinh trưởng và phát triển của chó con.
Hàm lượng vitamin, protein và các chất chống oxy hóa có trong sữa non sẽ giúp hoạt động tiêu hóa của cún con diễn ra thuận lợi. Lượng kháng thể miễn dịch ban đầu được tạo ra sau đó cũng sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ cún con khỏi các căn bệnh truyền nhiễm.
Thậm chí nếu như chó mẹ đã được tiêm vắc xin trước khi mang thai thì các kháng thể miễn dịch có thể sẽ được truyền qua sữa mẹ giúp bảo vệ cún con trong thời gian dài sau khi sinh. Vì thế bạn đừng quên cho cún con bú sữa non càng sớm càng tốt sau khi sinh nhé. Đây là cách chăm sóc chó con mới đẻ đơn giản và cực kỳ cần thiết.
Bên cạnh sữa từ chó mẹ, bạn cần chăm sóc chó con mới đẻ bằng các nguồn dinh dưỡng cần thiết khác, đặc biệt là các loại sữa thương mại. Khi cún cưng được 5 đến 10 ngày tuổi, bạn nên cho chó ăn thêm sữa ngoài hâm nóng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bình có núm bằng cao su cho chó con mút. Tiếp sau đó bạn thay thế bình bằng khay đựng để bé cún có thể tự liếm thức ăn.
Khi sinh được 5 – 10 ngày bạn có thể cho cún con ăn thêm sữa ngoài đã hâm nóng. Bú bằng vú cao su lúc đầu cho quen, dần dần thay thế bằng dĩa hoặc khay đựng để tập tự liếm thức ăn. Lượng sữa cho ăn hàng ngày là 100 – 200ml, nên cho cún cưng ăn với lượng thức ăn này trong khoảng thời gian là 20 ngày.
Khi cún cưng được 15 ngày tuổi bạn nên cho ăn thêm cháo sữa có thịt với 1 đến 2 bữa mỗi ngày. Thời điểm cún cưng đạt 21 ngày tuổi bạn nên cho ăn cháo gạo nấu loãng. Tuy nhiên lưu ý là thức ăn cần được nấu chín hoàn toàn, nhừ và nên trộn thêm với một lượng thịt nạc băm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Sau khi sinh được 30 ngày nên cho chó con ăn thêm chất xơ
Thời điểm sau sinh từ 30 ngày trở đi cún con cần được cung cấp thêm chất xơ và các loại vitamin, khoáng đa vi lượng vào chế độ ăn. Vì thế bạn nên bổ sung thêm khoai tây và các loại rau củ quả khác vào chế độ ăn hàng ngày của cún con. Các thành phần này sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành khung xương đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất.
Một trong những cách chăm sóc chó con mới đẻ bạn cần thực hiện đó là cho chúng đi tiêm phòng. Chuyên gia khuyến cáo từ tuần thứ 3 sau khi sinh bạn nên cho cún tới phòng khám thú y để kiểm tra và thực hiện tiêm phòng ở tuần sau đó.
Từ tuần thứ 3 sau sinh trở đi nên tiêm phòng cho chó con
Bạn cũng cần lưu ý thời điểm này mắt của cún con vẫn còn yếu nên cần hạn chế sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra trong quá trình chăm sóc bạn cũng cần tuân thủ các lời khuyên được đưa ra bởi bác sĩ để đảm bảo cún con có được sức khỏe tốt nhất.
Thêm vào đó hãy lưu ý, thời điểm mới sinh cún con thường có hiện tượng chết giả, có thể không kêu hoặc không thở. Khi ấy bạn không nên lo lắng quá mà hãy bình tĩnh hướng đầu cún con xuống phía dưới, tiếp sau đó sử dụng ống để hút hết dịch phía trong mũi.
Sau đó bạn cần sử dụng bông mềm để lau sạch mũi và cơ thể của cún con. Nếu cún vẫn chưa tỉnh hãy ấn nhẹ vào thành ngực hoặc hô hấp nhân tạo để cún có được nhịp thở bình thường.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách chăm sóc chó con mới đẻ. Hy vọng với những nội dung cung cấp bạn sẽ giúp cún cưng của mình có đủ chất dinh dưỡng và phát triển một cách tốt nhất.
Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!
DogCatFamily Team