Chó bị chảy máu mũi có phải là triệu chứng bình thường không? Đây có phải là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe thú cưng không?. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách khắc phục, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Đây là căn bệnh máu khó đông ở chó, thường di truyền từ chó bố mẹ sang con cái và thường không phân biệt đực hay cái. Căn bệnh này chỉ xảy ra đối với một số giống chó nhất định. Tuy nhiên, chủ nuôi lần đầu gặp tình trạng này sẽ cảm thấy hoảng hốt vì lượng máu chảy ra nhiều và liên tục. Sau đó, thú cưng sẽ có vài triệu chứng như mệt mỏi do bị mất máu nhiều và tụt huyết áp. Nếu không có phương án chữa trị phù hợp sẽ dẫn đến tử vong. Bệnh này tuy có thể chữa trị khỏi, nhưng sẽ tái phát và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Bệnh chảy máu mũi cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, gây ảnh hưởng đến tính mạng của thú cưng. Chủ nuôi nên theo dõi bệnh tình của chúng và có phương pháp điều trị kịp thời.
Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam, đây là triệu chứng chảy máu ở vùng mũi, báo hiệu sự nguy hiểm đối với thú cưng của bạn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị chảy máu mũi như sau:
● Chó bị chảy máu cam do di truyền từ bố mẹ, nhân tố đông máu thứ 8 bị khiếm khuyết. Máu của chó không thể đông lại và liên tục bị chảy ra khi có vết thương hở.
● Chó chảy máu mũi do chấn thương hoặc va đập mạnh
● Một số dị vật hoặc côn trùng ký sinh khiến chó bị hắt hơi liên tục dẫn đến niêm mạc mũi. Ve chó là loại ký sinh trên cơ thể của cún, có thể chúng sẽ ký sinh bên trong hốc mũi, sau đó sinh sôi và áp lực lên các thành mao mạch. Điều này dẫn đến mao mạch nhanh bị vỡ và gây ra hiện tượng chảy máu mũi liên tục ở thú cưng.
● Chó bị nhiễm nấm, bệnh răng miệng hoặc nhiễm trùng
● Chó bị u nhọt, ung thư và xoang mũi
● Chó bị cao huyết áp, hoặc các vấn để về nồng độ protein trong máu.
● Chó ăn nhầm đồ ăn bị ngộ độc hoặc bả chuột,..
● Chó bị sốc nhiệt, say nắng
● Chó gặp phải khối u trong xoang mũi
Nếu thú cưng gặp tình trạng bị chảy máu mũi, cách tốt nhất bạn nên giữ cho chúng thật bình tĩnh và không để chúng quá khích sẽ khiến huyết áp tăng cao. Thậm chí, chó sẽ chảy máu nhiều hơn, không thể cầm máu, gây nên tổn thương không mong muốn. Dưới đây là một số biện pháp chữa trị chó bị chảy máu mũi như sau:
Đối với những chú cún gặp tình trạng chảy máu cam, bạn nên đặt chúng nằm xuống và hướng mặt lên trên. Đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện, giúp máu đông lại và bạn có thể thôi cho cún ngửa cổ.
Sau khi cún cưng đã bình tĩnh, bạn tiến hành dùng túi đá chườm lạnh lên sống mũi của chúng. Bạn nên chườm đá trong vòng 5-10 giây rồi nhấc ra, đợi một thời gian sẽ chườm tiếp. Điều này sẽ khiến mạch máu co lại và hạn chế chảy máu liên tục ở mũi.
Những chú cún như Boxer, Bull, Pug,... có chiếc mũi ngắn do vậy bạn tiến hành chườm lên phần trán của chúng để tránh trường hợp túi chườm lạnh khiến chúng khó thở. Trong trường hợp bệnh nặng, những chú chó suy yếu dần sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Khi thú cưng bị chảy máu từ mũi liên tục, bạn có thể sử dụng Adrenalin. Chỉ cần bạn nhỏ vài giọt vào khoang mũi của chúng, máu bên trong sẽ ngưng chảy. Đây chính là cách chữa trị chảy máu mũi đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng.
Khi phát hiện thú cung xảy ra hiện tượng chảy máu mũi, bạn nên lưu ý đến khẩu phần ăn của chúng. Bạn có thể cho cún ăn nhiều rau muống để hạn chế chảy máu mũi rất tốt. Ngoài ra, bạn cần bổ sung cho thú cưng vitamin C, hoặc đưa thú cưng đi tiêm Canxi Clorua để tốt cho mạch máu của cún.
Khi cầm máu tạm thời cho thú cưng, bạn cần nhanh chóng đưa cún đi bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, khi bạn nghi ngờ thú cưng có dấu hiệu ăn nhầm thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc thuốc chuột thì đưa chúng đến bác sĩ thú y để khám chữa bệnh.
Chó gặp hiện tượng chảy máu mũi phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nguồn gây bệnh khác nhau. Tùy vào kiến thức của chủ nuôi để có thể phòng tránh bệnh cho thú cưng một cách hợp lý nhất.
Khi chọn thú cưng, bạn nên tìm hiểu kỹ về dòng thú cưng thuần chủng. Đồng thời tìm hiểu kỹ lưỡng về tỉ lệ mắc các bệnh về máy trong phả hệ của dòng chó đó.
● Tìm hiểu rõ về các yếu tố dị vật gây hại trong môi trường sống
● Hãy vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của thú cưng
● Không để thú nuôi hoạt động quá mạnh, hoặc đi lung tung mắc phải môi trường chật hẹp dễ gây tổn thương.
● Khi thú cưng đi dạo phải tiến hành rọ mõm để tránh trường hợp chó ăn nhầm chất độc hại
● Nắm rõ những loại thực phẩm nên và không nên cho thú cưng ăn
● Tránh xô xát với các loài vật khác
● Bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho thú cưng, đặc biệt vitamin, khoáng chất,..
● Khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng tại phòng khám hoặc bệnh viện thú y uy tín
● Vệ sinh chuồng trại và vật dụng cho thú cưng sạch sẽ
Dưới đây là toàn bộ thông tin về chó bị chảy máu mũi và cách phòng tránh hợp lý. Hi vọng với những thông tin hữu ích này, sẽ giúp chủ nuôi thật bình tĩnh để xử lý tình huống chó chảy máu mũi. Chủ nuôi đừng quá lo lắng, hãy áp dụng các biện pháp đã gợi ý trên đây để chăm sóc sức khỏe tốt nhất dành cho thú cưng nhất.
Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!
DogCatFamily Team