Khi nhận thấy tình trạng này, bạn cần xử trí nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho cún, tránh những biến chứng nguy hiểm từ việc gẫy chân gây ra.
Với bản tích hiếu động, nhiều khi chó vô tình đem lại sự nguy hiểm cho mình mà chúng không biết. Không ít những chú chó rơi vào tình trạng nguy hiểm như tai nạn trong lúc chơi đùa ngoài đường. Vậy làm sao để bạn nhận biết được chú chó bị gãy chân. Hãy để ý những dấu hiệu sau nhé.
Khi bị gãy chân chó thường tỏ ra buồn bã lo lắng
Đầu tiên, nhận biết đơn giản là bạn sẽ thấy chó đang từ nhanh nhẹn trở nên chậm chạp hơn, có vẻ buồn bã và sợ hãi. Lười vận động hẳn đi, nhưng khi buộc phải đi lại thì chúng đi cà nhắc, đi không vững vàng và có vẻ khó khăn. Nhiều trường hợp, chó còn bỏ ăn khi chúng bị gãy chân.
Từ đó bạn hãy kiểm tra chó có đang bị gãy xương hay không bằng cách kiểm tra bốn chân xem có chỗ nào bị biến dạng hay không. Nếu có thì phần biến dạng đó có sưng đỏ, hay chảy máu không. Những dấu hiệu cơ bản này sẽ giúp bạn xác định được mức độ chấn thương của chó.
Hãy nhanh chóng đưa chú chó của bạn đến gặp bác sĩ thú y nhé.
Cách tốt nhất để xác định mức độ chấn thương của chó là chụp X quang. Đồng thời đây cũng là cách để bạn xác định chắc chắn chó có đang bị gãy chân hay không. Vì nhiều trường hợp, chó bị gãy chân nhưng chân không biết dạng và cũng không có biểu hiện ra phần mềm.
Ngoài ra, từ hình ảnh X quang mà các bác sĩ thú y sẽ tìm được cách điều trị tốt nhất. Việc băng bó chân chó bị gãy cũng trở nên chính xác.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chụp X quang cũng chính xác ngay từ lần đầu tiên vì nhiều lý do khác nhau. Chính vì thế, nếu ngay lần đầu tiên mà chú chó của bạn chưa tìm ra được chấn thương mà về nhà nó vẫn có những biểu hiện bất thường thì hãy quay lại phòng khám thú y và thực hiện lại việc chụp Xquang để tìm ra nguyên nhân cuối cùng nhé.
Khi nhận thấy tình trạng của chó qua những dấu hiệu bất thường, bạn cần bình tĩnh để xử trí cho chó theo các bước sau đây:
Tìm vị trí tổn thương ở chân chó
Trong trường hợp chó chỉ bị chấn thương nhẹ như bong gân sưng tấy thì bạn có thể chữa trị cho chúng tại nhà. Cách thức rất đơn giản, đầu tiên, để xoa dịu cơn đau cho chó, bạn chườm lạnh bằng đá bọc trong một chiếc khăn sạch, để giảm tình trạng sưng tấy, đau đớn. Sau đó khoảng vài tiếng, bạn có thể chườm nước ấm để giúp vị trí vết thương của chó tan các tụ máu bầm, để việc lưu thông máu được tốt hơn. Hãy lưu ý là tuyệt đối không được làm ngược lại. Sau đó, giữ cho chó được nghỉ ngơi, không được vận động mạnh. Hạn chế nô đùa chạy nhảy trong thời gian này.
Nếu chó bị bong gân sưng tấy thì có thể điều trị tại nhà
Còn nếu những dấu hiệu ban đầu làm bạn nghi ngờ việc chó cưng của bạn đã bị gãy chân thì hãy bình tĩnh làm theo các bước này nhé:
Trấn an cho chó và đeo rọ mõm cho chó. Việc này là cần thiết vì lúc sơ cứu có thể bạn sẽ làm cho chó bị đau và hoảng sợ. Rất có thể chúng sẽ kích động mà làm bạn bị đau.
Xác định được chân bị gãy, bạn hãy cố định vết thương bằng cách dùng hai thanh gỗ dẹt có chiều dài bằng chân chó. Đặt một mảnh gỗ bên trong và một mảnh bên ngoài rồi cố định chúng lại bằng băng gạc quấn lại. Rồi nhanh chóng đưa chó đến gặp bác sĩ thú y.
Tại phòng khám thú y, các bác sĩ sẽ thực hiện chụp X quang để từ đó đưa ra cách chữa trị cho chó bị gãy chân tối ưu nhất. Thường sẽ có hai phương pháp điều trị là: Cố định trong và cố định ngoài:
Cố định bên trong là sử dụng đinh, ốc để cố định vết gãy. Phương pháp này cần phải phẫu thuật và người thực hiện đòi hỏi phải là một bác sĩ thú y có chuyên môn cao.
Cố định trong và cố định ngoài là 2 phương pháp điều trị khi chó bị gãy chân
Cố định ngoài là phương pháp dùng băng gạc, nẹp và thạch cao để cố định. Cách thường gọi cho phương pháp này là bó bột. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng. Phương pháp này có tác dụng cố định chân chó làm chúng không vận động được nhiều. Từ đó đẩy nhanh quá trình liền lại xương.
Chó cần phải nằm yên một chỗ, bạn không để chúng chạy nhảy nghịch ngợm trong thời gian này.
Đảm bảo chỗ nằm của chó luôn sạch sẽ, thoáng mát. Trong thời gian phải nằm lâu thế này, chó cần tránh được các yếu tố gây bệnh ngoài da như nấm, ghẻ...
Chó cần phải nằm yên một chỗ trong thời gian điều trị gãy chân
Bổ sung tăng cường các chất dinh dưỡng như: Canxi, Vitamin A, D... Rau củ cũng là thực phẩm cần thiết trong thời gian này. Vì chất xơ thúc đấy tiêu hóa của chó khi phải nằm bẹp một chỗ khá lâu.
Luôn cung cấp đủ nước sạch cho chó. Nước cần để trong bình uống nước chuyên dụng, tránh để đổ ra chỗ chó nằm.
Cho chó đi kiểm tra thường xuyên để đảm bảo vết thương đang hồi phục tốt.
Chó bị gãy chân là tình huống không mong muốn. Nhưng nếu không may chú chó của bạn gặp phải chuyện này thì cũng đừng lo lắng quá. Hãy an tâm và bình tĩnh làm theo chỉ dẫn như trên của Dogcatfamily. Chúc bạn và thú cưng luôn mạnh khỏe. Hãy đón đọc những thông tin mới nhất mỗi ngày nhé.
Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!
DogCatFamily Team