Lịch tiêm phòng cho chó là điều mà hầu hết những người nuôi chó quan tâm. Khi được tiêm phòng đầy đủ và đúng liều lượng cún cưng sẽ phát triển tốt. Thông qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ của chuyên gia, bác sĩ thú y về vấn đề tiêm phòng cho cún cưng.
Không chỉ con người mà chó cũng có thể mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được tiêm phòng định kỳ sức khỏe cún cưng sẽ bị suy giảm nhanh chóng. Nguy hiểm hơn chúng có thể tử vong đồng thời lây lan những bệnh truyền nhiễm cho chính chủ nhân. Việc tiêm phòng cho chó cũng vì thế mà trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.
Khi tiêm phòng hệ miễn dịch của cún cưng sẽ được kích thích nhẹ và sản xuất ra những kháng thể để nhanh chóng chống lại các virus gây bệnh. Trong trường hợp chó nhà bạn đã từ từng mắc bệnh thì hệ miễn dịch sẽ nhận biết và tấn công những tác nhân gây hại. Theo các chuyên gia và bác sĩ thú y thì việc tiêm phòng cần được thực hiện định kỳ.
Để chống lại bệnh dịch đồng thời giúp cún cưng phát triển, sinh sản bình thường thì cách tốt nhất là tiêm phòng. Tuy nhiên không phải cứ tiêm đầy đủ, tiêm nhiều là có ổn. Bạn cần tuân thủ theo lịch tiêm phòng cho chó được chia sẻ bởi các chuyên gia như sau:
Khi cún cưng của bạn được khoảng 6 đến 8 tuần tuổi, ngay khi vừa dứt sữa mẹ nên cho đi tiêm mũi đầu tiên. Đây là mũi có khả năng tăng cường sức đề kháng cũng như phòng bệnh. Cụ thể những mũi tiêm cho cún là: Care virus, Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó và Phổi cúm.
Với mũi tiêm thứ 2 bạn nên lưu ý không tiêm sớm hơn 3 tuần hay muộn hơn 4 tuần kể từ mũi tiêm đầu tiên. Thông thường mũi thứ hai sẽ bắt đầu từ khi chó sang tuần tuổi thứ 10 và trước tuần tuổi thứ 12. Lúc này cún cưng cần tiêm 7 mũi là Care virus, Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phổi cúm, Lepto và Corona.
Mũi thứ 3 cũng được tiêm không sớm hơn 3 tuần và muộn hơn 4 tuần sau mũi tiêm thứ hai. Khi cún cưng của bạn ở giai đoạn từ 14 đến 16 tuần tuổi thì tiến hành tiêm mũi 3. Đối với mũi này cún cũng được tiêm 7 mũi như trên là Care virus, Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phổi cúm, Lepto và Corona.
Mũi tiêm phòng dại không liên quan tới những mũi tiêm trước đó, mũi này có kỳ hạn 14 tháng nên được tiêm nhắc lại mỗi năm. Tốt nhất bạn nên cho cún tiêm theo mốc thời gian để không quên. Một số bạn cho rằng nếu là chó nuôi trong nhà thì không cần tiêm tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến việc cún bị dại.
Khi mua bạn nên lựa chọn chó đã được 2,5 tháng tuổi trở lên, đặc biệt chó cần có hồ sơ bệnh án và có tiêm phòng đầy đủ. Nếu bạn không rõ cún đã được tiêm hay chưa thì hãy quay lại liệu trình dành cho chó sơ sinh. Trường hợp chó đã tiêm đủ 2 mũi thì có thể tiến hành sang mũi thứ 3.
Thực tế không phải chú cún nào cũng cần tuân thủ theo lịch tiêm phòng cho chó. Còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe của chúng ổn hay không mới tiến hành những mũi tiêm. Đây là vấn đề bạn cần lưu tâm vì khi chó không đủ sức đề kháng chúng có thể sẽ bị mất mạng sau tiêm. Sau đây là một số trường hợp không nên tiêm phòng cho chó:
Đối với những chú chó đang trong giai đoạn mang thai thay sắp đẻ tuyệt đối không tiêm phòng. Khi tiêm mũi 7 bệnh nguy cơ cao chó sẽ bị sốc, thai nhi chèn ép trong bụng. Chó có thể bị sảy thai hay thậm chí là thai chết lưu, chết bên trong bụng của chó mẹ.
Chó mới sinh cũng là đối tượng không nên được tiêm phòng. Lúc này sữa mẹ chính là nguồn thức ăn bổ dưỡng chứa đầy đủ những kháng thể cần thiết. Đặc biệt cơ thể chó con chưa thực sự ổn định và phát triển toàn diện. Nếu tiêm phòng quá sớm chúng có thể bị sốc, thậm chí là tử vong.
Sau sinh nửa tháng bạn cũng không nên mang chó mẹ đi tiêm phòng vì trong giai đoạn này chúng đang cho con bú. Việc tiêm chủng có ảnh hưởng rất lớn đến tuyến sữa cũng như làm cho cơ thể chó mẹ đau, sốt. Mặt khác, chó con uống sữa mẹ cũng có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Tiến hành tiêm phòng cho chó mẹ vào thời điểm này là hoàn toàn sai lầm, hiệu quả mang lại cũng không nhiều. Trường hợp bạn muốn tiêm phòng cho cún cưng hãy hỏi ý kiến của chuyên gia cũng như bác sĩ. Với chuyên môn của mình họ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
Khi chó con đang bị bệnh nếu bạn cố tình tiêm phòng thì bệnh sẽ ngày càng nặng, trầm trọng hơn. Khả năng cao tính mạng của chú cún cũng bị đe dọa nên bạn hãy cẩn trọng. Rất nhiều người không ý thức được điều này mà tự ý dẫn cún cưng đi tiêm phòng. Hiệu quả không cao mà cơ thể cún bị tàn phá nặng nề.
Đặc biệt khi mang cún bệnh đi tiêm phòng sẽ khiến cho những chú chó khác cũng bị nhiễm bệnh. Thay vì quyết định tiêm phòng bạn nên đưa cún cưng của mình đến sơ sở thú ý gần nhất.
Tiêm phòng cho chó là việc làm có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Bạn nên tuân thủ theo lịch tiêm phòng cho chó được chia sẻ bởi chuyên gia, bác sĩ thú y. Cún cưng của bạn sẽ phát triển cũng như sinh sản một cách bình thường.
Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!
DogCatFamily Team