Chăm sóc mèo mang thai chuẩn khoa học

Chăm sóc mèo mang thai đúng cách từ việc bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn, hay các vấn đề tiêm chủng, tẩy giun nếu được làm tốt sẽ cho ra đời những chú mèo con xinh xắn, khỏe mạnh.

Chăm sóc mèo mang thai chuẩn khoa học

Chế độ ăn cho mèo đang mang thai

Thay đổi chế độ ăn của mèo

Bổ sung thêm protein và năng lượng giúp mèo khỏe mạnh hơn trong suốt thai kỳ. Mặc dù các loại thức ăn dành cho mèo trưởng thành thích hợp để cho ăn hàng ngày, nhưng chúng sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà mèo mẹ cần khi mang thai. Bạn nên cho mèo mẹ ăn loại thức ăn dành cho mèo con từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi mèo con cai được sữa.
Mèo mẹ uống sữa công thức cũng có lợi cho những chú mèo con đang dần phát triển. Những chú mèo con sẽ không chỉ hấp thu được loại sữa có chất lượng tốt mà còn giúp chúng cai sữa sau này. Nếu cho mèo uống sữa, hãy thay đổi chế độ ăn của chúng từ từ bằng cách dần thêm ngày càng nhiều sữa công thức vào chế độ ăn thông thường của mèo trong vòng từ 7-10 ngày cho đến khi mèo quen hẳn. Nên thay đổi từ từ để mèo quen dần tránh tình trạng bị đau bụng.
Cho mèo ăn thường xuyên thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để chúng luôn tràn đầy năng lượng. Bạn cũng có thể để thức ăn khô cho chúng ăn nhẹ trong ngày.

Nếu mèo mẹ đang ăn kiêng, đặc biệt vì lý do sức khỏe nào đó hoặc do dạ dày yếu, hãy xin lời khuyên của bác sĩ thú y trước khi thay đổi thói quen ăn uống của chúng.

Tăng lượng thức ăn cho mèo

Mang thai là thời điểm mèo hay đói, thông thường khẩu phần ăn của mèo còn có thể tăng gấp đôi vào cuối thai kì. Bạn sẽ thấy cân nặng của chúng tăng lên đều đặn đến khoảng 40-50% là điều bình thường, vì vậy nếu thấy mèo có biểu hiện chán ăn trong thời kỳ mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để nhận được lời khuyên. Sau khi sinh, mèo sẽ giảm cân dần trong 3-4 tuần sau đó.

Chuẩn bị sẵn nước cho mèo

Đảm bảo rằng chúng được cung cấp đủ nước cũng quan trọng như việc tăng lượng thức ăn, đặc biệt nếu mèo đang sử dụng thức ăn dạng khô. Uống nhiều nước là điều cần thiết để mèo mẹ luôn khỏe mạnh. Hãy để một vài bát nước ở những khu vực mèo hay lui đến ở trong nhà hoặc ở những vị trí mèo có thể dễ dàng uống được.

Chăm sóc mèo mang thai

Trong thai kỳ, mèo sẽ muốn được quan tâm, chăm sóc và luôn tìm cách để được vuốt ve.

Trong thai kỳ, mèo sẽ muốn được quan tâm, chăm sóc và luôn tìm cách để được vuốt ve. Tình yêu và sự quan tâm là một phần quan trọng trong việc chăm sóc mèo mẹ đang mang thai, hãy đặc biệt cẩn thận và nhẹ nhàng khi chăm sóc mèo ở giai đoạn này.
Mặc dù vuốt ve, âu yếm mèo mang thai là an toàn nhưng hãy đảm bảo tránh để chúng nằm sấp. Bởi bụng là khu vực nhạy cảm và nếu có bất kỳ tác động nào cũng có thể khiến mèo khó chịu hoặc làm tổn thương mèo con chưa chào đời. Nếu phải bế mèo lên, hãy bế chúng lên từ mông thay vì chạm vào bụng của mèo.
Tránh các tác động mạnh nào vào cuối thời kỳ mang thai, nên để mèo ở những nơi yên tĩnh thoải mái. Bạn cần giúp chúng bình tĩnh nhất có thể vào thời điểm này, bất cứ tác động mạnh nào cũng có thể khiến mèo căng thẳng.

Tiêm chủng cho mèo khi mang thai

Lý tưởng nhất là mèo được tiêm ngừa đầy đủ trước khi mang thai. Mèo mẹ khỏe mạnh sẽ truyền miễn dịch tốt cho mèo con thông qua sữa, đây là lí do kháng thể của mèo mẹ nên được đảm bảo ở mức tốt nhất.
Nếu mèo mang thai đã đến hạn tiêm phòng thì có một số loại Vaccine không thể sử dụng được cho mèo ở thời kỳ này. Hỏi trước bác sĩ thú y để biết được loại Vaccine nào an toàn cho cả mèo mẹ và mèo con trước khi tiêm cho mèo.

Bệnh về ký sinh trùng khi mèo mang thai

Bệnh về ký sinh trùng khi mèo mang thai

Vì giun có thể lây truyền từ mèo mẹ qua mèo con nên việc điều trị, tẩy giun là vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Bạn đồng thời cũng nên trị bọ chét cho mèo, miễn là loại thuốc bạn sử dụng an toàn đối với cả mèo mẹ lẫn con.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp cần lưu ý

Bất kỳ vết đỏ nào xuất hiện trong hoặc ở xung quanh miệng, sưng lợi hoặc hơi thở có mùi đều là dấu hiệu của các bệnh răng miệng. Những triệu chứng này khiến mèo đau đớn, chán ăn, chỉ ăn một bên miệng, thậm chí bỏ ăn dẫn đến sụt cân.

Dấu hiệu sẩy thai ở mèo

Nếu mèo bị sảy thai, thông thường chúng sẽ không tỏ ra buồn bã và rất khó để nhận ra được.
Mèo bị sảy thai trong thai kỳ nên được đưa đến bác sĩ thú y để đảm bảo chúng không bị nhiễm trùng.

Đẻ bằng phương pháp mổ ở mèo

Mặc dù các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ là rất hiếm nhưng đôi khi mèo có thể phải sinh mổ. Mèo phải sinh mổ nếu mèo mẹ đã từng bị chấn thương xương chậu trước đó (Chẳng hạn như gãy xương), hoặc nếu giống mèo của bạn có kích thước cơ thể hoặc đầu to bất thường (như mèo Ba Tư).

Lưu ý khi mèo sắp đẻ

Mèo ít có khả năng bị thiếu canxi trong hoặc sau thời kỳ mang thai hơn là chó.Tuy nhiên, để chắc chắn, hãy để ý đến mèo nếu chúng có dấu hiệu co giật, lo lắng và kích động - đây đều là những giấu hiệu của sản giật, có thể dẫn đến động kinh nếu không được điều trị.

Mèo ít có khả năng bị thiếu canxi trong hoặc sau thời kỳ mang thai hơn là chó.

Trong hai tuần cuối cùng của thai kỳ, hãy hạn chế cho mèo ra ngoài tránh trường hợp chúng sinh con ở bên ngoài. Bạn có thể giúp mèo chuẩn bị chuyển dạ bằng cách làm cho chúng một cái ổ để chúng có thể thoái mái nghỉ ngơi trong và sau khi sinh. 
Bạn có thể dùng một hộp các tông lót thêm vải, hoặc khăn sạch để làm ổ cho mèo. Đảm bảo hộp phải đủ lớn để cả mèo mẹ và mèo con có thể thoải mái nằm. Nên đặt ổ ở nơi ấm áp, không thoáng để chúng được thoải mái.
Nếu mèo mẹ chọn một nơi khác để đẻ ngoài ổ mà bạn đã chuẩn bị thì đừng lo, hãy chuyển mèo con về ổ sau khi chúng được sinh ra. Việc di chuyển mèo con đến chỗ khác là hoàn toàn ổn, di chyển chúng cũng không khiến mèo mẹ bỏ con hoặc làm mèo con bị thương. Hãy chắc chắn khu vực mới mà bạn chuyển chúng đến đủ ấm nếu chúng không có mẹ ở đó để giữ ấm cho chúng. 

Chia sẻ trên :

Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!

DogCatFamily Team

Subscribe Now

© 2021 Dog Cat Family. All Rights Reserved | Design by XD

DMCA.com Protection Status