Bệnh giảm bạch cầu ở mèo: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách xử trí để cứu "Boss" khỏi cơn nguy hiểm

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bệnh xuất hiện đột ngột và biến chứng nhanh rất nguy hiểm cho mèo. Mèo bị giảm bạch cầu có tỉ lệ tử vong cao. Vậy cần làm gì để bảo vệ những em mèo của chúng ta khỏi căn bệnh quái ác này? Hãy cùng Dogcat Family tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách xử trí để cứu "Boss" khỏi cơn nguy hiểm

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Giảm bạch cầu ở mèo (Feline Infectious Enteritis), hay còn được biết đến với tên gọi bệnh viêm ruột truyền nhiễm, viêm ruột Parvo mèo, bệnh Carre ở mèo, bệnh máu trắng, do một loại virus có tên Feline Parvovirus (FPV) thuộc nhóm Parvovirus gây ra. Đặc điểm của bệnh là xuất hiện đột ngột, khiến mèo sốt, nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược, giảm số lượng bạch cầu và có tỷ lệ tử vong cao.

Giảm bạch cầu ở mèo là bệnh có tỉ lệ tử vong caoGiảm bạch cầu ở mèo là bệnh có tỉ lệ tử vong cao

Virus lây lan và xâm nhập qua đường hô hấp và tiêu hóa, sinh sôi và phát triển rất nhanh trong cơ thể. Sau 24h nhiễm bệnh, virus xuất hiện trong máu và hiện diện ở khắp nơi trong cơ thể, chúng tấn công hệ miễn dịch, gây nên hiện tượng suy giảm bạch cầu, đồng thời mèo có thể bị nhiễm khuẩn bởi một số căn bệnh khác do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Virus gây giảm bạch cầu ở mèo tồn tại ở mọi bề mặt, chúng có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh và hầu hết các loại thuốc sát trùng nên có thể tồn tại rất lâu trong môi trường.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến ở mèo. Tất cả mèo ở mọi lứa tuổi hay giống mèo đều có thể nhiễm bệnh, đặc biệt là mèo con từ 2 đến 6 tháng tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, cũng như mèo mang thai và mèo có hệ miễn dịch kém. Ở mèo trưởng thành, bệnh xuất hiện khá thầm lặng và không có triệu chứng rõ rệt.

Nguyên nhân nhiễm bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh có thể truyền nhiễm bằng cách xâm nhập trực tiếp qua đường tiêu hóa, hô hấp khi mèo tiếp xúc với mèo mang mầm mống dịch bệnh như mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc. Việc vận chuyển và buôn bán mèo có hệ miễn dịch kém cũng là một trong những nguy cơ gây lây lan dịch bệnh.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo được lây lan giữa mèo và mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo được lây lan giữa mèo và mèo

Một nguyên nhân khác khiến bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây lan là mèo đến những nơi giết mổ có chất thải và nội tạng mèo. Đây là địa điểm với nhiều mầm mống dịch bệnh và dễ có khả năng trở thành ổ dịch.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn có thể truyền nhiễm gián tiếp qua tiếp xúc với môi trường hoặc đồ vật chứa mầm bệnh (Ví dụ: bát thức ăn, dụng cụ chải lông, sàn nhà, quần áo...). Virus còn có thể thông qua khi chúng ta không vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với mèo hoặc vật dụng của mèo bị nhiễm bệnh.

Mèo mẹ mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú bị nhiễm bệnh cũng khiến mèo con có nguy cơ cao nhiễm bệnh giảm bạch cầu. Ở mèo con mới sinh, chúng có thể nhiễm virus ngay từ 2 – 3 tuần tuổi và chết hàng loạt trong vài ngày.

Phần lớn mèo thuộc họ Mèo (Felidae)  đều mắc bệnh và có thể làm bùng dịch.

Các triệu chứng của mèo bị giảm bạch cầu

Tất cả mèo chưa tiêm phòng đều có nguy cơ mắc bệnh

Tất cả mèo chưa tiêm phòng đều có nguy cơ mắc bệnh

Tất cả mèo chưa tiêm phòng đều có nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt là mèo con ở độ từ 2 đến 6 tháng tuổi. Không phải tất cả mèo bị nhiễm bệnh đều xuất hiện các triệu chứng nhưng nếu có, mèo có thể có những biểu hiện sau:

  • Nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, sốt cao, bỏ ăn liên tục, có phản ứng đau khi sờ vào vùng bụng.
  • Uể oải, đi loạng choạng, mất thăng bằng, đôi lúc co giật động kinh do virus tấn công não bộ.
  • Mắt chậm, lờ đờ, sụp mí
  • Mũi và miệng có thể thâm đen, miệng chảy dãi.
  • Tiếng kêu khản đặc hoặc mất giọng.

Điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Khi phát hiện các triệu chứng trên, điều đầu tiên bạn cần làm là lập tức đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời. Việc phát hiện sớm đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của việc chữa bệnh, bởi sau khi phát bệnh 2 – 3 ngày thì các mô trong cơ thể đều nhiễm một lượng lớn virus, sau thời gian này gần như không còn cách chữa bệnh cho mèo nữa.

Điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo càng sớm càng tốt

Điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo càng sớm càng tốt

Vì đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm cao, hãy cách ly mèo bệnh khỏi những con mèo khác ngay khi phát hiện các biểu hiện. Ngoài ra, để phòng ngừa lây lan, cần sát trùng khu vực mèo ở, đồng thời theo dõi những chú mèo đã tiếp xúc với mèo bệnh.

Nếu mèo có hiện tượng nôn mửa, chảy nhớt miệng nhiều và tiêu chảy, trong trường hợp chưa thể đem đến bệnh viện, hãy bổ sung nước và chất điện giải cho mèo bằng cách chủ động bơm oresol liên tục để bổ sung lại lượng nước đã mất cho cơ thể. Mất nước là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo và cần phải khắc phục ngay trước khi nguy hiểm đến tính mạng.

Virus sẽ tấn công làm ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, gây nhiễm trùng nên việc cung cấp kháng sinh để ngăn chặn là vô cùng quan trọng.

Khi chăm sóc mèo bệnh, bạn cần giữ ấm cho mèo, để chúng ở nơi yên tĩnh để mèo có thể hồi phục. Đặc biệt tránh xa những khu vực có tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng quá mạnh để tránh tác động mạnh tới mèo.

Virus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo là loại virus có thể tồn tại ở mọi bề mặt. Vì vậy, tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt là điều cần thiết, hãy luôn giữ nhà cửa khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh chuồng ở, vật dụng bằng thuốc sát trùng. Vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước hoặc xà phòng sau khi tiếp xúc với mèo bệnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ truyền nhiễm sang những con mèo khác.

Nếu mèo được chữa trị kịp thời và vượt qua được 3 ngày, có nghĩa là mèo của bạn đã qua giai đoạn nguy hiểm và hồi phục trở lại. Khi mèo khỏi bệnh thì sau một tháng mới đào thải hết virus ra ngoài nên vẫn cần cách ly với những con mèo khác. Đến thời điểm đi ngoài ra phân rắn thì có thể yên tâm thả mèo.

Mèo sau khi hồi phục sẽ miễn dịch với loại virus này.

Phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu mèo

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để giảm thiểu tối đa khả năng mắc bệnh của mèo, ta có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh bạch cầu cho mèo từ khi mèo được 8 tuần tuổi. Vaccine có hiệu lực từ 2 – 3 năm, tuy nhiên bạn nên tiêm hàng năm để chắc chắn hơn.

Phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu mèo để bảo vệ chúng khỏi mầm bệnh nguy hiểm

Lưu ý: Chỉ tiêm phòng khi mèo khỏe, không mang mầm bệnh. Không tiêm ngừa cho mèo mẹ mang thai vì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang mèo con.

Hãy tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệ sinh thú y, không để mèo tiếp xúc với mèo lạ, thận trọng với mèo mới khỏi bệnh vì cơ thể mèo vẫn còn virus và có thể làm bùng phát ổ dịch trở lại. Ngăn ngừa mọi nguy cơ gây lây nhiễm bệnh giảm bạch cầu ở mèo để bảo vệ chúng khỏi sự nguy hiểm.

Chia sẻ trên :

Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!

DogCatFamily Team

Subscribe Now

© 2021 Dog Cat Family. All Rights Reserved | Design by XD

DMCA.com Protection Status