Mèo bị ho kéo dài thì cần được thăm khám và điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Một số nguyên nhân xuất hiện tình trạng ho ở mèo có thể kể đến như:
● Mèo bị dị ứng với vật lạ, chất lạ cũng có thể gây ho.
● Mèo bị sưng phổi, viêm phổi. Đây là những căn bệnh gây các cơn ho dai dẳng ở mèo.
● Khi mắc những bệnh liên quan đến tim cũng gây nên tình trạng ho ở mèo.
● Tình trạng ho ở mèo do viêm phế quản hoặc thay đổi thời tiết.
● Hệ hô hấp của mèo không khỏe: Có thể do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn đến ho hoặc khó thở. Hoặc cũng có thể tại đường hô hấp của mèo xuất hiện khối u dẫn đến ho.
Mèo bị ho nguyên nhân do đâu
Ngoài bị ho, mèo có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác đi kèm như: nôn, thắt lưng co thắt, ngất, thậm chí ho ra máu.
Chẩn đoán mèo bị ho bằng cách nào?
Để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ho ở mèo, bạn cần đưa thú cưng đến trung tâm thú y để được thăm khám và chẩn đoán. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng để chẩn đoán. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành khám cận lâm sàng với các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe ban đầu cho mèo nhằm xác định các vấn đề sau:
● Mèo bị ho hay là bị hắt xì. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tập trung để phân biệt 2 vấn đề này bởi mèo bị ho và hắt xì là như nhau. Tuy nhiên, khi ho, miệng của mèo sẽ mở ra. Còn miệng của mèo sẽ đóng kín khi hắt hơi.
● Xác định diễn biến ho của mèo: Bác sĩ sẽ hỏi bạn về đặc điểm ho, tần suất và thời gian ho của bé mèo. Mèo ho nhiều hay ít, ho liên tục hay không, vừa ho có kèm theo khạc như hóc xương hay không.
● Kiểm tra mèo ho có dịch hay chỉ ho khan: Việc kiểm tra ho khan hay ho dịch và chất nhầy là rất quan trọng nhằm giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho. Từ đó, mới có hướng điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khám cận lâm sàng bằng các xét nghiệm cần thiết sau đây:
Việc xét nghiệm này sẽ dựa vào số lượng bạch cầu trong máu để đánh giá mèo bị dị ứng hay mắc bệnh nhiễm trùng.
Thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu để đánh giá tình trạng men gan hay sự bất thường nào đó trong cơ thể.
Nếu mèo bị ho kèm máu hoặc chảy máu mũi, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang hoặc chụp MRI (cộng hưởng từ). Hoặc bác sĩ có thể làm những xét nghiệm liên quan đến cơ chế đông máu để đánh giá xem có vấn đề gì không.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi phế quản, thanh quản, khí quản… để đánh giá trực tiếp những bộ phận này.
Xét nghiệm phân sẽ giúp đánh giá mèo có bị nhiễm trùng hô hấp hay không. Nếu bị nhiễm trùng thì trong phân sẽ có sự hiện diện của ký sinh trùng hô hấp. Để có kết luận chuẩn xác, bác sĩ có thể sẽ lấy thêm mẫu dịch từ hệ hô hấp để kiểm tra.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình bệnh của mèo để có phương án điều trị phù hợp. Trên thực tế, ho ở mèo không đáng sợ mà căn bệnh bên trong khiến mèo bị ho mới cần được quan tâm và điều trị đúng chuẩn. Cụ thể như sau:
● Thuốc chống ho có thể sẽ được sử dụng. Thế nhưng, loại thuốc này không phải lúc nào cũng hữu ích, nhất là với những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, khi chẩn đoán được chính xác nguyên nhân và nếu thật sự cần thiết thì thuốc chống ho sẽ được chỉ định.
Cho mèo uống thuốc để trị ho
● Nếu mèo mắc bệnh nặng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mèo phải nằm viện để theo dõi và điều trị, chăm sóc đặc biệt.
● Nếu mèo bị ho kèm theo khó thở, việc dùng oxy để giúp mèo dễ thở hơn sẽ được chỉ định. Nếu mèo bị bệnh nhiễm trùng gây ho thì kháng sinh phổ rộng sẽ được dùng để hạn chế bệnh.
Để hỗ trợ điều trị mèo bị ho đạt hiệu quả nhanh và tốt hơn thì các bạn cần áp dụng một số biện pháp hữu ích sau:
● Tiếp tục cho mèo sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y về liều lượng, liệu trình, thời điểm sử dụng. Trong quá trình này, bạn cần theo dõi khả năng đáp ứng thuốc của mèo. Nếu mèo không đáp ứng thuốc tốt thì cần thông báo cho bác sĩ.
● Cần tuân thủ đúng lịch tiêm, thăm khám theo đúng lịch hẹn và chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Trong quá trình chăm sóc ở nhà, cần theo dõi, ghi chép diễn biến bệnh của mèo. Nếu bệnh trạng không cải thiện cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn, xử lý kịp thời.
Tuân thủ lịch thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ thú ý
● Đảm bảo không gian sống, nơi ở và vị trí nằm của mèo phải sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh. Nơi nằm của mèo cần tránh gió lùa, ấm vào mùa đông, thoáng mát mùa hè nhưng cần phải thông thoáng.
● Chú ý đến khẩu phần ăn của mèo đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Nên xây dựng chế độ ăn phù hợp để giúp mèo sớm phục hồi sức khỏe.
● Cần giữ ấm tốt cho mèo khi thời tiết chuyển sang lạnh, tránh để mèo bị phông hàn, nhiễm gió.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị khi mèo bị ho để đảm bảo hiệu quả cao, an toàn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích để bạn chăm sóc thú cưng được tốt, sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.
Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!
DogCatFamily Team