Khi vừa mới bị ong đốt, ngoài việc chúng bị sưng to vết đốt lên thì chúng cũng không có những biểu hiện khác thường gì nhiều lắm. Nhưng nếu không được xử trí kịp thời thì rất có thể cún cưng của bạn sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt, với những chú chó bị ong đốt nhiều lần ở những vị trí như bụng, mặt, đầu thì rất dễ rơi vào tình trạng nhiễm độc nặng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của cún.
Đầu tiên, để nhận định chính xác tình trạng chó bị ong đốt có nguy hiểm không và hướng xử trí để giúp chúng qua được sự đau đớn và bảo đảm an toàn thì bạn cần để ý các dấu hiệu ban đầu nhận biết cún bị ong đốt như thế nào.
Dấu hiệu nhận biết chó bị ong đốt
Cái tính hiếu động, ưa chạy nhảy và đam mê của chó đôi khi đem lại cho chúng những rắc rối nửa khóc nửa cười. Và cũng vì thế mà chúng vô tình làm phiền đến các loài vật khác, ví dụ điển hình ở đây là khi chúng lại động vào ong. Khi không may bị ong đốt thì chó sẽ có những biểu hiện rõ rệt thể hiện sự hoảng sợ lần đau đớn.
Phản ứng khi bị ong đốt thông thường là chó sẽ lấy chân đưa lên gãi vào vùng bị đốt và sủa vì đau đớn khó chịu.
Ngoài ra, nếu tình trạng nặng thì chó thở nặng nhọc, biểu hiện mệt mỏi hơn, đây là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của cún, cần được chủ nhân can thiệp kịp thời.
Nhìn chung, chó bị ong đốt là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên nếu chó bị ong đốt quá nhiều thì đó là một vấn đề lớn. Một số chỗ trên cơ thể chó nếu bị ong đốt thì cần phải lưu ý.
Chó bị ong đốt có nguy hiểm không?
Nếu như chó bị ong đốt vào chân thì dấu hiệu rõ ràng là nó sẽ đi khập khiễng, chỗ bị đốt bắt đầu sưng tấy dần lên. Ngoài ra, chó sẽ liếm liên tục vào chân và có ý như mách bảo chủ nhân "tôi bị đau ở chân nè".
Nếu chó bị ong đốt vào mặt thì vết ong đốt và khu vực xung quanh đó sẽ sưng vù lên rõ rệt.
Nếu chó bị ong đốt vào ngực, vết thương sưng tấy to lên có khả năng chèn vào tim phổi làm cho chó bị ngạt thở. Lúc này chó sẽ có phản ứng đưa chân lên gãi ngực liên tục, kèm theo tiếng thở nặng nề rõ rệt.
Nếu như chó bị ong đốt vào chân thì dấu hiệu rõ ràng là nó sẽ đi khập khiễng
Không dừng lại ở việc sưng tấy, chó khi bị ong đốt còn hô hấp khó hơn bình thường. Bạn sẽ thấy hơi thở của chúng gấp gáp hơn, nặng nhọc hơn, nhịp thở cũng bất ổn. Vết ong đốt để càng lâu thì chó càng thở mệt nhọc hơn. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, chó sẽ dễ đối mặt với chứng suy hô hấp, ngạt thở dẫn đến tử vong.
Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu chó bị ong đốt thì bạn cần nhanh chóng có biện pháp xử lý cho chó.
Thông qua những dấu hiệu và mức độ nguy hiểm khi chó bị ong đốt, các bác sĩ thú y đã chia các giai đoạn để có căn cứ vào đó để xử lý hiệu quả:
Mức độ I
Sau khi bị ong đốt, chó có biểu hiện ngứa ngáy, sưng tấy và có hành động đưa chân lên gãi vết ong đốt liên tục. Đây được xem là phản ứng bình thường của cơ thể chó.
Chó bị ong đốt và những mức độ nguy hiểm
Mức độ II
Khi vết ong đốt bắt đầu lan sang các dùng da xung quanh, làn da của chó có dấu hiệu kích ứng nhẹ, chó sẽ cảm thấy ngứa ngáy và đau đớn hơn nhiều.
Lúc này, bạn cần có hành động chấn an chúng và nhanh chóng đưa tới thăm khám tại bác sĩ thú y. Tránh để lâu dẫn đến nguy cơ bất thường về hô hấp.
Mức độ III
Các vết ngứa bắt đầu lan rộng ra cơ thể chó. Đặc biệt, có thể chó sẽ nôn mửa, tiêu chảy và chảy nước bọt... Bạn cần theo dõi chúng sát sao và rất cần đến cơ sở thú y để đảm bảo sự an toàn cho cún.
Mức độ IV
Chó cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo, cơ thể kiệt quệ chỉ nằm một chỗ với những dấu hiệu như sốt, phát ban, tiêu chảy... Ở giai đoạn này, nếu không được chữa trị kịp thời tính mạng của cún sẽ bị đe dọa rất nguy hiểm,
Việc xử lý ban đầu khi phát hiện chó bị ong đốt rất quan trọng. Nếu làm tốt việc này, vết ong đốt sẽ ít sưng tấy đau đớn hơn, ngoài ra hạn chế được nọc độc xâm nhập vào cơ thể chó.
Việc xử lý ban đầu khi phát hiện chó bị ong đốt rất quan trọng
>>> Xem thêm: Chó có thể ăn những loại trái cây nào? Lưu ý khi cho chó ăn quả
Đầu tiên, khi phát hiện thấy chó bị ong đốt rồi thì tìm chính xác vị trí vết đốt và vòi của ong để rút vòi đốt ra khỏi vùng da của cún. Khi làm việc này, bạn cần nhẹ tay để tránh làm chó bị đau và sợ hãi. Việc này có tác dụng giảm bớt sự xâm nhập của nọc độc ong vào cơ thể chó.
Các làm tốt nhất là bạn dùng mảnh nhựa gạt nhẹ vết ong đốt để dễ dàng lấy ra được vòi ong trên da chó. Tuyệt đối không dùng tay nặn bóp, vì làm thế khiến cún rất đau đớn và vô tình làm vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Sau khi lấy được vòi ong, tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và tinh thần của cún. Bạn hãy bôi một số dung dịch lên vết đốt để xoa dịu vết đau đớn của chó.
Có rất nhiều hỗn hợp từ thiên nhiên có thể giúp chú chó hiếu động không may bị ong chích. Các nguyên liệu này hoàn toàn dễ kiếm, chúng có luôn trong căn nhà của bạn. Theo kinh nghiệm dân gian, chúng được đánh giá là rất hiệu quả:
Chó bị ong đốt bôi gì cho khỏi sưng đau?
Không chỉ áp dụng hiệu quả trên người mà đá lạnh còn hiệu nghiệm cả với chó khi chúng bị ong chích một cách hiệu quả bất ngờ.
Đá lạnh có tác dụng hạn chế tình trạng sưng viêm, bạn hãy chườm đá vào vùng da của chó khoảng 30 phút. Ngoài ra, đây còn là cách làm giảm đi cơn đau nhanh chóng cho cún cưng.
Mật ong có các hoạt chất có tác dụng làm giảm đi các cơn đau nhức do ong đốt. Bạn chỉ cần dùng mật ong bôi lên vết ong đốt khoảng 15 phút. Khi bôi mật ong, bạn cần giữ cho cún nằm im và không được liếm láp vào chỗ bôi mật ong.
Chanh có tác dụng giảm độc tố và xoa chịu vết thương khi bị ong vò vẽ đốt. Bạn hãy nặn chanh vào chỗ chó bị ong đốt ngay sau khi vừa rút vòi ong ra.
Axit có trong nước chanh có công dụng lọc độc tố từ vòi ong truyền vào. Tuy nhiên, khi xoa chanh vào thì chó sẽ thấy rất xót và phản ứng giãy giụa, bạn cần cố gắng chấn an chúng để chúng nằm yên.
Một biện pháp xoa dịu ong đốt mà hiệu quả đối với cả trên người là dùng kem đánh răng thoa lên vết thương. Trong kem đánh răng có các thành phần làm dịu đi cơn đau và giảm sưng tấy khi ong đốt.
Không những thế mà chúng còn trung hòa nọc độc.
Lưu ý: Với những cách trên chỉ xử lý khi chó chỉ bị ong đốt ở giai đoạn nhẹ. Còn nếu chó bị ong đốt nhiều và có triệu chứng nặng thì nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y nhanh chóng để đảm bảo sự an toàn.
Sau khi cún cưng bị ong đốt sẽ rất hoảng sợ thậm chí tỏ ra buồn bã lo lắng. Việc của bạn là chấn an tinh thần cho cún bằng cách vuốt ve, an ủi và quan tâm hơn đến chúng. Bằng cảm giác an tâm đó, cún sẽ dễ dàng ngủ ngon hơn để nhanh chóng hồi phục.
Chấn an chó sau khi chúng bị ong đốt
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho cún, đặt biệt là vết bị ong đốt để tránh nhiễm trùng. Hạn chế tối đa để chó gãi, liếm lên khu vực da bị tổn thương do ong đốt. Nếu có thể hãy sử dụng loa đeo cổ thiết kế cho thú cưng để bảo vệ khu vực đó.
Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho chó theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Cho chó ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa để chúng nhanh phục hồi.
Nước sạch là thứ cần được bổ sung nhiều và liên tục. Khi bị ong đốt, thân nhiệt của cún có chiều hướng tăng nhẹ, chúng cũng dễ bị sốt hơn dẫn đến tình trạng háo nước. Bổ sung thêm nước giúp cơ thể chó điều hòa lại nhiệt độ cũng như thải độc một cách nhanh chóng.
Chó bị ong đốt không nên ăn gì? khi bị ong đốt, cơ thể cún vẫn còn yếu do đó bạn không nên cho cún ăn các loại thức ăn cứng và khó tiêu hóa. Ví dụ như các loại xương động vật.
Vào mùa hè là mùa phát triển, sinh sôi nảy nở của loài ong. Đây cũng là thời gian mà bạn cún cưng dễ bị ong đốt nhất. Chó thì luôn nghịch ngợm, ưa khám phá mà nhiều khi vì mải chơi quá quên đi cả những nguy hiểm đang rình rập. Vậy nên, để bảo vệ chó cưng trước nguy cơ bị ong tấn công thì bạn cần lưu ý những điều sau đây.
Chó thì luôn nghịch ngợm, ưa khám phá
Có nhiều bạn có sở thích làm đỏm cho cún bằng cách xịt nước hoa, tinh dầu thơm cho cún. nhưng việc làm này lại vô tình thu hút lũ ong tiếp cận với cún. Thử tưởng tượng xem khi cún xịt nước thơm phức mà đi dạo trong vườn hoa, liệu lũ ong có để yên ? Chắc chắn là chúng sẽ tìm mọi cơ hội để tiếp cận cún nhà bạn rồi. Vậy nên, bạn đừng bao giờ lạm dụng nước hoa hay dầu thơm cho cún nhà mình nhé. Chỉ cần tắm gội thường xuyên cho cún bằng các sản phẩm làm sạch chuyên cho thú cưng là đã đủ rồi.
Dắt chó đi dạo là việc làm vô cùng cần thiết vì điều này giúp cải thiện tinh thần của cả chủ nhân và chó cưng, rèn luyện thể chất để chúng có thân hình cân đối khỏe mạnh. Mỗi ngày bạn nên có ít nhất 1 tiếng để đi dạo cùng người bạn lắm lông này nhưng không phải lúc nào cũng dắt bạn ấy đi dạo được đâu nhé.
Thời gian tốt nhất để bạn dắt cún đi chơi là vào sáng sớm và chiều tối. Khi đó vừa không phải "giờ làm việc" của ong mà không khí lại mát mẻ dễ chịu.
Những bụi hoa là vị trí lý tưởng để các bạn ong thực hiện công việc hút mật, làm tổ và ẩn náu. Nếu không may cún cưng xâm phạm lãnh thổ của ong thì rất dễ bị tấn công lại. Đặc biệt, chó lại có tính tò mò, ham chơi, chúng rất hay bị thu hút bởi màu sắc và đặc tính di chuyển đặc biệt của loài ong.
Không cho chó chạy nhảy, chơi đùa gần các bụi hoa
Vì vậy, trong những ngày thời tiết xuân - hạ thì tốt nhất bạn không nên cho cún chơi đùa gần các bụi hoa, bụi cây rậm rạp.
Bạn cũng nên lưu ý hạn chế dắt cún vào những vườn cây ăn quả. Vì trong các vườn cây ăn quả ong thường làm tổ và sinh sống rất nhiều. Chỉ cần không để ý một chút thôi là cún cưng của bạn sẽ là mục tiêu tấn công của bầy ong.
Chó là loài vật hiếu động, không tránh khỏi những lúc rời xa vòng tay chủ nhân, chúng sẽ gặp những tình huống nguy hiểm và hậu quả dở khóc dở cười. Xử trí đúng cách trong việc chó bị ong đốt là một trong những kỹ năng và kinh nghiệm của người làm chủ để bảo vệ chú chó của bạn, đồng nghĩa với việc bạn cũng phải có biện pháp phòng tránh những nguy cơ để chúng không bị ong đốt thêm lần nào nữa. Có vẻ nuôi thú cưng, đặt biệt là chó có phần hơi vất vả, nhưng bù lại, giá trị tinh thần của anh bạn lắm lông này đem lại thì không kể siết được.
Xử trí đúng cách trong việc chó bị ong đốt
Dogcatfamily - Gia đình thú cưng sẽ luôn đồng hành cùng các bạn trong việc nuôi dạy các bạn cún, bạn miu và các bạn pet đáng yêu khác. Hãy đón đọc những bài viết của chúng tôi mỗi ngày nhé!
Chúc bạn và cún cưng một ngày tốt lành.
Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!
DogCatFamily Team