Hướng dẫn chăm sóc hamster cho người mới chơi

Với vẻ ngoài nhỏ bé, nhiều lông cùng khuôn mặt ngộ nghĩnh. Không gì dễ thương hơn một chú hamster cả. Giống như các loài thú cưng khác, hamster cũng cần được chăm sóc đúng cách để khỏe mạnh và sống lâu. Nếu bạn có hứng thú và có ý định nhận nuôi một em hamster thì dưới đây là một vài thông tin và cách chăm sóc hamster mà bạn có thể sẽ cần đến.

Hướng dẫn chăm sóc hamster cho người mới chơi

Hamster có thể là thú cưng lý tưởng đối với nhiều người nhưng chăm sóc được chúng phức tạp hơn bạn tưởng. Chúng có tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 2-3 năm, và tùy thuộc vào giống mà có thể dài tới 10-17cm và nặng 100-150 gram. Đây là loài động vật ngủ nhiều vào ban ngày và chủ yếu hoạt động về đêm.

Với lý do này nên hamster trở thành vật nuôi rất thích hợp đối với những “cú đêm”. Và vì rất năng động về đêm nên cũng không nên nhốt hamster trong phòng ngủ vì chúng có thể rất phiền phức khi bạn đang ngủ. Một số tip chăm sóc hamster dưới đây sẽ giúp bạn và chú chuột yêu quý dễ dàng hơn trong việc đồng hành cùng nhau trong cuộc sống.

Hướng dẫn chăm sóc hamster

Hướng dẫn chăm sóc hamster

Hướng dẫn chăm sóc hamster

Giống hamster phổ biến nhất được nuôi làm thú cưng là Syrian hamster, hay còn được biết đến với tên gọi hamster gấu. Loài này khá thân thiện và hiền lành nên rất thích hợp với những gia đình có trẻ em. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý bởi dù Syrian hamster thường không cắn chủ nhưng chúng vẫn có thể sẽ trở nên hung dữ khi tranh giành lãnh thổ với những chú chuột khác. Vì lý do này mà bạn chỉ nên nuôi hamster một mình.

Chế độ ăn uống của hamster

Trong tự nhiên, hamster là loài ăn thực vật, các loại hạt, trái cây và côn trùng. Đối với thú cưng hamster, khẩu phần ăn của chúng được khuyến nghị là thức ăn viên nén với 15-20% protein, hoặc ở dạng khối khô. Hamster cũng có thể ăn hạt, tuy nhiên, các loại hạt thường chứa nhiều chất béo và có nguy cơ gây ra bệnh béo phì và thiếu canxi.

Một số thực phẩm có thể cho hamster ăn ở một lượng vừa phải bao gồm trái cây, rau tươi, ngũ cốc không đường và phô mai. Các loại trái cây và rau tốt cho hamster: rau súp lơ xanh, táo, lê, mùi tây, cà rốt và củ cải.

Những thức ăn cần tránh: Hành, tỏi, hẹ, tỏi tây, rau diếp, khoai tây và cam. Bạn cần tránh cho hamster ăn những thức ăn này, vì nó không tốt cho sức khỏe của chúng, thậm chí gây ra những vấn đề như ngộ độc.

Răng của hamster mọc rất nhanh, vì vậy nên việc mài răng cũng quan trọng như việc bạn cho chuột ăn hàng ngày vậy, bạn có thể sử dụng đá mài răng hoặc những món đồ ăn có tác dụng mài răng để giúp làm mòn những chiếc răng mọc dài của chúng.

Ngoài ra, việc cung cấp đủ nước cho hamster là vô cùng cần thiết, cách dễ dàng nhất là qua khay nước trong lồng. Hãy đảm bảo khay/ống nước đủ thấp để chúng có thể thoải mái uống nước và đừng quên thay nước cho hamster ít nhất một lần mỗi ngày.

Lồng nuôi hamster

Có nhiều loại lồng dành cho hamster với các chất liệu khác nhau như dây thép không gỉ, nhựa hoặc thủy tinh. Tuy nhiên, lồng kính và lồng nhựa có khả năng thông gió tương đối kém, vì vậy nếu sử dụng loại lồng này nên có ít nhất một mặt hở để lưu thông khí nhằm ngăn chặn hiện tượng độ ẩm, nhiệt độ cao và ám mùi. Nên tránh các vật liệu như gỗ, nhựa hoặc kim loại mềm vì chuột rất thích nhai nát những vật liệu như vậy.

Lồng nuôi hamster cần sử dụng vật liệu an toàn

Việc có phụ kiện cho lồng hamster cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như bánh xe tập thể dục có thể khiến chuột vui vẻ và không bị chán khi phải ở trong lồng cả ngày. Khuyến khích bạn sử dụng bánh xe nhựa đặc bởi loại này thường an toàn hơn là bánh xe dây thép.

Hãy mua một quả bóng nhựa lớn để hamster giải trí cũng là một lựa chọn thú vị.

Một số lựa chọn khác có thể cân nhắc đến là đường hầm hoặc tổ. Nếu lựa chọn ống nhựa để làm đường hầm cho hamster thì đường hầm phải đủ lớn để chúng không bị kẹt.

Về lót chuồng, hãy chắc chắn lót phải sạch, không gây hại, thấm hút và không bám bụi. Có thể sử dụng các loại lót chuồng bằng giấy, mùn cưa, rêu khô, cát bi, hoặc lõi ngô đã qua xử lý. Nếu bạn đang dùng mùn cưa hoặc lõi ngô làm lót chuồng, hãy để ý nếu có nấm mốc hay các chất bẩn khác. Tránh sử dụng chất lót có chứa các hóa chất có thể gây ra các vấn đề về hô hấp cũng như các bệnh về tiêu hóa ở hamster.

Lồng và tất cả các phụ kiện cần được vệ sinh sạch sẽ một đến hai lần mỗi tuần. Chất lót cũng nên được thay mới hàng tuần.

Một vài lưu ý khi chăm sóc chuộc hamster

Nên bế hamster bằng cách nhẹ nhàng

>>> Xem thêm: Top 5 loài thằn lằn cảnh dễ nuôi cho người mới chơi

Nên bế hamster bằng cách nhẹ nhàng nâng chúng lên bằng một hoặc cả hai tay và giữ chúng an toàn dựa vào cơ thể bạn.
Nhiều người cho rằng tất cả hamster đều hung hăng và sẽ cắn, tuy nhiên những chú hamster được nuôi nấng và huấn luyện từ khi còn bé thường khá ngoan ngoãn và thân thiện.

Nếu chuột mới quen hơi bạn và bạn không biết rõ về tính cách của chúng, hãy thận trọng trong việc tiếp cận vì chúng có thể đột nhiên hung dữ và cắn bạn. Ngay cả những chú hamster ngoan ngoãn nhất cũng có thể nổi giận nếu bị giật mình hoặc đột ngột bị đánh thức, vì vậy tốt nhất vẫn nên cẩn thận.

Chia sẻ trên :

Thú cưng là những người bạn tuyệt vời, hãy bảo vệ chúng!

DogCatFamily Team

Subscribe Now

© 2021 Dog Cat Family. All Rights Reserved | Design by XD

DMCA.com Protection Status